Hướng dẫn sử dụng các loại nồi nấu chậm Bear

Nồi nấu cháo chậm Bear là sản phẩm quá quen thuộc với các mẹ nội trợ, giúp việc nấu ăn trở nên dễ dàng hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách sử dụng chung cho các mẫu nồi nấu cháo chậm Bear một cách đơn giản và hiệu quả nhất, giúp bạn có thể tận dụng được tối đa tính năng của sản phẩm.

Nồi nấu chậm quen thuộc với các mẹ
Nồi nấu chậm quen thuộc với các mẹ

1. Các chế độ, chức năng chính của nồi nấu chậm Bear

Các loại nồi nấu cháo chậm Bear khác nhau về dung tích nhưng đều có chung 1 số chức năng chính như: Hấp luộc, Hầm canh, Cháo dinh dưỡng, tổ yến, Đồ ngọt, giữ ấm.

  • Hấp/Luộc: Với chế độ hấp trên nồi nấu chậm Bear , bạn có thể chín được nhiều loại nguyên liệu khác nhau một cách hoàn hảo. Chế độ hấp còn tạo ra môi trường lý tưởng giúp thức ăn chín mềm mà không bị khô.
  • Hầm Canh: Không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức khi chế biến, chế độ Hầm Canh của nồi nấu chậm còn tạo ra những món canh thơm ngon và đậm đà. Chế độ Hầm Canh giúp các nguyên liệu được nấu chín một cách chậm rãi, tăng cường hương vị và mùi thơm của món ăn.
  • Cháo Dinh Dưỡng: Nồi nấu chậm Bear  sẽ giúp duy trì hàm lượng chất dinh dưỡng quan trọng có trong cháo dinh dưỡng của bé. Khi nấu cháo dinh dưỡng, nồi nấu chậm sẽ tạo ra môi trường ổn định giúp cháo được chín mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa hơn.
  • Chưng Yến: Trong quá trình chưng yến bằng nồi nấu chậm, hơi nước sẽ được giữ lại trong nồi giúp yến chưng mềm hơn. Đồng thời, chế độ chưng yến còn giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng bên trong thực phẩm.
  • Nấu chè: Chế độ nấu chè bằng nồi nấu chậm Bear cho phép bạn chế biến nhiều món ăn khác nhau như: chè đỗ đen, chè hạt sen, trà hoa quả, súp gà, súp nấm,…
    Nồi nấu chậm đa dạng chức năng
    Nồi nấu chậm đa dạng chức năng
Hấp, hầm chậm bảo toàn dưỡng chất
Hấp, hầm chậm bảo toàn dưỡng chất

 

  • Chiếc nồi tiện lợi cho việc chăm sóc bé yêu
    Chiếc nồi tiện lợi cho việc chăm sóc bé yêu

Các ưu điểm khi sử dụng nồi nấu chậm Bear

  • Chế độ nấu bảo toàn dưỡng chất: Nguyên lí làm chín thực phẩm từ từ, nấu chậm giúp giữ 95% dưỡng chất trong thực phẩm. Mọi khoáng chất, vitamin có lợi đều không phân huỷ hay phản ứng hoá học với chất khác. Chất liệu thố sứ cao cấp và mâm nhiệt hoạt động thông minh của nồi nấu chậm cho phép thực phẩm chín kỹ. Tuy nhiên vẫn giữ được hình dáng nguyên vẹn, hoàn toàn không dập nát.
  • Chế độ nấu tự động: Bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu và chọn chế độ nấu, sau đó nồi nấu chậm sẽ tự hoạt động mà không cần bạn phải canh chừng và giám sát. Nồi được trang bị bộ cảm nhiệt tự động ngắt điện, đảm bảo an toàn, tránh tình trạng trào, cháy khét
  • Khả năng giữ ấm: Sau khi nấu xong nồi tự động chuyển sang chế độ giữ ấm giúp thực phẩm luôn ấm nóng, sẵn sàng đợi bạn đi làm về và thưởng thức.
  • Chế độ hẹn giờ thông minh: Với chế độ hẹn giờ trước lên tới 9.5h, bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu trước, hẹn giờ sau khi ngủ dậy hay đi làm về muộn bạn sẽ có ngay 1 bát canh, 1 nồi cháo nóng hổi thơm ngon sẵn sàng chờ bạn thưởng thức thôi. Việc này giúp tiết kiệm thời gian tối đa cho những người bận rộn
    Phương pháp cách thủy bảo toàn dưỡng chất
    Phương pháp cách thủy bảo toàn dưỡng chất

 

  • Nấu đồng thời giúp tiết kiệm thời gian
    Nấu đồng thời giúp tiết kiệm thời gian

2. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các loại nồi nấu chậm

Bear hiện có 2 loại nồi nấu chậm: nồi nấu chậm bằng hơi nước (phương pháp cách thủy) và nồi nấu chậm bằng phương pháp trực tiếp.

Nồi nấu chậm theo phương pháp cách thủy
Nồi nấu chậm theo phương pháp cách thủy

Nồi nấu chậm bằng phương pháp cách thủy có các mẫu nồi với dung tích: 0.8L, 1.6L và 2.5L. Còn nồi nấu chậm bằng phương pháp trực tiếp Bear có mẫu nồi 1.5L và 2L. Các nồi có dung tích khác nhau, tuy nhiên có chung các bước sử dụng

Nồi nấu chậm phương pháp trực tiếp
Nồi nấu chậm phương pháp trực tiếp

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: Tùy vào món ăn để chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ và sơ chế sạch sẽ

Bước 2: Cho nguyên liệu vào trong thố

Khi sử dụng lần đầu rửa sạch thố sứ với nước rửa chén và tráng lại bằng nước sôi. Cho tất cả nguyên liệu vào thố sứ, thêm gia vị tùy ý. Đổ nước vào thố sứ tùy vào món ăn nhưng không quá nhiều gần mép nồi tránh việc thực phẩm nở ra và gây trào.

Bước 3: Cho vào nồi nấu

  • Đối với nồi nấu chậm bằng phương pháp cách thủy, bạn cần cho nước vào thân nồi, không được vượt quá vạch Max đã đánh dấu trong thân nồi. Sau đó mới cho thố sứ vào thân nồi, đậy nắp lại. Chọn chế độ nấu trên thân nồi. Nếu bạn muốn nấu luôn thì nhấn vào nút chức năng (Function) đến khi đèn sáng ở chế độ cần nấu thì dừng lại. Đèn sáng 5 giây sau đó sẽ bắt đầu nấu. Mỗi chế độ đã được set up thời gian nấu cố định. Bạn có thể điều chỉnh tăng/giảm bằng dấu +/- để tăng giảm thời gian, tuy nhiên sẽ có mức tối thiểu và tối đa tùy chức năng.
  • Đối với nồi nấu chậm trực tiếp thì không cần đổ nước vào thân nồi mà cho trực tiếp thố sứ vào bên trong nồi và chọn chức năng rồi bắt đầu nấu.

Lưu ý chức năng chưng yến: 1 số nồi có chức năng chưng yến riêng, bạn chỉ cần cho nguyên liệu và bấm chọn chức năng chưng yến. Nhưng 1 số nồi không có chức năng chưng yên riêng thì khi chưng yên bạn sẽ chọn chức năng nấu chè/đồ ngọt.

Bước 4: Nấu xong chuyển sang bước giữ ấm

Sau khi nồi nấu chậm Bear nấu xong sẽ kêu lên tiếng “tít” khoảng 3-5 giay sau đó sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm. Nếu dùng luôn, bạn rút điện ra và lấy thố sứ ra. Còn nếu chưa dùng đến thì vẫn để nồi ở chế độ giữ ấm, có thể tăng thời gian giữ ấm.

* Lưu ý chức năng hẹn giờ của nồi nấu chậm Bear: Chức năng hẹn giờ của nồi Bear là hẹn giờ trước: tức là sau thời gian hẹn giờ nồi mới bắt đầu nấu. Ví dụ bạn hẹn giờ 3h trước khi nấu cháo thì sau 3h nồi bắt đầu nấu cháo, thời gian nấu cháo là từ 1.5-2.5h tùy vào loại nồi. Như vậy nếu bạn hẹn giờ để ngủ dậy hay đi làm về có thể thưởng thức luôn thì phải tính là tổng thời gian hẹn “+” thời gian nấu. 

3. Một số lưu ý khi sử dụng nồi nấu chậm Bear

  • Sau mỗi lần sử dụng nồi nấu cháo chậm Bear, hãy nhớ tắt nguồn điện và đợi cho nồi nguội hoàn toàn trước khi lau chùi.
  • Không nên ngâm nồi nấu vào bất kỳ dung dịch nào để làm sạch. Chỉ cần sử dụng khăn ẩm để lau nồi.
  • Khi nấu các loại thực phẩm dễ biến chất khi hầm lâu hoặc trong điều kiện nhiệt đới, hãy đặt thời gian nấu trước ở nồi nấu cháo chậm không quá lâu, để tránh làm thay đổi chất lượng thực phẩm.
  • Sử dụng nồi trên bề mặt phẳng, tránh xa các thiết bị điện
  • Trong quá trình nấu, cẩn thận tránh hơi nước bốc ra làm bỏng, khi nấu xong hãy đợi nguội 1 chút, dùng khăn để nhấc thố sứ ra tránh bị bỏng tay

Trên đây Gia dụng Bear đã hướng dẫn cách sử dụng của các loại nồi nấu chậm Bear,hi vọng cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn đọc. Mỗi nồi sẽ có chức năng, công dụng khác nhau 1 chút, hãy tham khảo trên Website Gia dụng Bear để đọc hướng dẫn chi tiết cho từng loại nồi nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *